HƯỚNG DẪN TRỒNG HẠT GIỐNG DƯA LƯỚI RUỘT XANH LAI F1 :
HƯỚNG DẪN ƯƠM HẠT GIỐNG
– Bạn chuẩn bị nước ấm (pha 2 sôi + 3 lạnh) để ngâm hạt giống 8 tiếng, rồi ủ hạt trong khăn ẩm, để vào hộp nhựa tránh nắng trực tiếp đến khi hạt nứt nanh. Trung bình từ 3-7 ngày sẽ nứt nanh, sau đó bạn gieo hạt vào bầu để ươm thành cây con.
– Cây cho 3-4 lá thật thì tách chuyển sang chậu lớn hoặc trồng ra vườn.
Giống dưa lưới này có năng suất cao, với khả năng phát triển mạnh mẽ và ra nhiều quả trong một vụ.
HƯỚNG DẪN TRỒNG
* Đất trồng: Đất phải đủ dinh dưỡng, có độ pH phù hợp và độ thoát nước tốt. Tỷ lệ trộn thông thường: đất thịt 50%, phân hữu cơ 20% (trùn quế/phân bò/phân dê/gà đã ủ oai…), mụn dừa sạch 10%, trấu hun 10%, trấu sống 10% (hoặc dùng đá perlite).
– Sử dụng thêm nấm đối kháng Trichoderma để chống các nấm bệnh héo rủ trên cây. Đặc biệt trồng dưa vào mua mưa nên sử dụng thường xuyên để tránh nấm bệnh.
* Ánh sáng: cây cần ánh sáng để quang hợp và sinh trưởng. Vì vậy, nơi trồng cần được chọn có ánh sáng đầy đủ, đặc biệt là ánh sáng mặt trời. Dưa là cây ưa nắng nên càng nhiều nắng sẽ giúp cây phát triển tốt hơn
* Chậu trồng: bạn có thể tận dụng các vật dụng trong nhà có sẵn để trồng, kích thước đường kính chậu từ 35 cm trở lên, hoặc lý tưởng nhất là trồng ngoài đất vườn để đỡ tốn thời gian bổ sung phân bón thường xuyên cho cây.
Dưa lưới ruột xanh lai F1 phát triển tốt trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, có khả năng chống chịu tốt với sự biến đổi khí hậu.
* Chăm sóc:
– Sau khi cây con lớn được 3-4 lá thật thì chuyển qua chậu lớn hơn hoặc trồng xuống đất vườn
– Thời điểm chuyển cây vào chiều mát, tưới đẫm nước trước khi chuyển
– Tưới nước: tùy vào thời tiết và độ giữ nước của đất mà bạn tưới cho phù hợp, tưới nước vào sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới nước vào ban đêm
– Làm giàn: sau khi cây lớn được 30 ngày bạn có thể làm giàn cho dưa hoặc trồng lan dưới đất đều được. Hoặc bạn sử dụng một số dụng cụ móc treo, dây, kẹp thân để quấn thân cho tiết kiệm diện tích.
– Ngắt lá, tỉa cành: khi cây lớn sẽ có thân chính và chèo nách (nhánh nhỏ tại nách lá), từ chèo thứ nhất đến chèo thứ 9, bạn ngắt bỏ để nuôi thân chính, và giữ lại trái sau khi ngắt đủ 9 chèo nách. Nhánh nào nuôi trái thì bạn ngắt ngọn để tập trung dinh dưỡng cho trái.
– Bón phân: bổ sung phân hữu cơ mỗi 7-10 ngày/lần
– Phòng trừ sâu bệnh: sử dụng Neem Nim hoặc các loại thuốc BVTV sinh học để phun định kỳ cho cây
Giống này có khả năng kháng một số bệnh phổ biến như bệnh nấm, bệnh phấn trắng, giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
*** Thụ phấn: đối với các bạn trồng sân thượng, ban công ít có ong, bướm thụ phấn tự nhiên thì việc tự thụ phấn bằng tay sẽ giúp tăng tỷ lệ đâu trái hơn.
– Xác định hoa cái và hoa đực: Hoa cái có thân phình to hơn so với hoa đực. Hoa đực có những nhụy hoa hơi bé hơn và chúng thường nằm trên cùng của cây dưa leo
– Buổi sáng là thời gian tốt nhất để thụ phấn
– Ngắt hoa đực, gỡ các cánh hoa và chừa lại nhụy, cọ phần nhụy hoa đực vào nhụy hoa cái
* Thu hoạch: thông thường trái lớn hết cỡ, trái thơm, bạn có thể thu hoạch.
Chúc bạn thành công!
BẢO HÀNH: đổi mới hoàn toàn bất kể lỗi do vận chuyển, sản xuất.
UY TÍN:
– Sản phẩm y như hình ảnh
– Dịch vụ nhanh, chất lượng sản phẩm luôn được quan tâm
SIÊU THỊ LÀM VƯỜN GREENHOME
Đầy Đủ Vật Tư – Giao Nhanh Hoả Tốc