Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!
Đất trồng hoa hồng leo là loại đất được trộn theo tỉ lệ và thành phần phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển của cây hoa hồng leo, là một loại cây có rễ khỏe, thân leo dài và cần nhiều dinh dưỡng.
Vì sao? không phải đất trồng nào cũng phù hợp với hồng leo, đối với loại hoa hồng leo chúng rất sợ úng nếu như đất bị bí và giữ nước quá lâu thì lâu ngày sẽ gây thối rễ, lá bị vàng héo úa và rụng nụ. Để có thể giúp hoa hồng leo phát triển tốt và khỏe mạnh thì các bạn phải chọn được loại đất trồng phù hợp với chúng mà không gây cản trở quá trình phát triển rễ.
Dưới đây là một số thông tin về hoa hồng leo cũng như là một số loại Đất Trồng Hoa Hồng Leo phù hợp, hãy cùng Greenhome tìm hiểu chi tiết về bài viết này nhé!
Cách Chọn Đất Trồng Hoa Hồng Leo Cho Người Mới Bắt Đầu
Đối với đất trồng hoa hồng leo thì điều đầu tiên các bạn phải nắm rõ đó là các thành phần có trong đất, vì hoa hồng leo là loại hoa rất sợ bị úng nước. Nên việc ưu tiên chọn đất là phải chứa các thành phần như xơ dừa, tro trấu và đá perlite giúp cho cây có thể thoáng khí và thoát nước tốt.
Bộ rễ của hoa hồng leo phát triển rất tốt cho nên nó cần rất nhiều dưỡng chất từ đất, ngoài ra bạn cũng cần bổ sung thêm các thành phần hữu cơ, để rễ có thể phát triển một cách khoẻ mạnh mà không phải sợ thiếu dinh dưỡng.
Trong đất cũng cần có độ pH nhất định phù hợp với từng loại cây, riêng đối với hoa hồng leo thì độ pH yêu cầu rơi vào khoảng 6.0 – 6.5 để có thể giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt cũng như để tránh tình trạng cây bị khoá dưỡng chất.
Nên bỏ sung Trichoderma để hỗ trợ thêm các vi sinh vật bảo vệ cây, để tránh các tình trạng bị nấm bệnh, sâu hại.
Vai Trò Của Từng Thành Phần:
Lưu ý: Nên bổ sung thêm Trichoderma hoặc chế phẩm vi sinh vào hỗn hợp để phòng nấm hại rễ.
Đối với đất trộn sẵn các bạn sẽ tiết kiệm được thời gian mà không phải mất công sức tìm kiếm từng nguyên liệu và trộn lại.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Đất Trồng Hoa Hồng Leo sẵn phù hợp cho người mới chơi hoa hồng, người bận rộn, trồng hoa trên ban công hoặc trong chậu.
Còn khi các bạn tự trộn đất thì ngoài việc phải đi tìm nguyên luyện thì còn phải trộn đúng tỷ lệ, vừa phải xử lý nguyên liệu sạch sẽ và sàng lọc đi các cặn bẩn.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Phù hợp với người có kinh nghiệm, thích tự làm, trồng số lượng lớn ở sân vườn.
Dù cho bạn có chăm sóc kỹ càng, tưới nước và bón phân đều đặn nhưng cây hoa hồng leo vẫn không phát triển. Rất có thể đất trồng là nguyên nhân chính dẫn đến các tình trạng cây chậm phát triển, ít ra chồi mới, thân không còn khả năng vươn dài, lá non nhỏ, yếu ớt.
Là vì đất bị nén quá chặt, bí đất và dẫn đến tình trạng không thể thoát nước, khiến rễ bị ngộp và thối rễ. Và ngược lại nếu đất quá xốp thì sẽ không giữ được độ ẩm cho cây dẫn đến việc cây dễ bị héo khi trời nắng nóng. Khi cây bị nhiễm bệnh đa phần là do đất chứa các mầm bệnh hoặc phân hữu cơ chưa được hoai mục điều này sẽ dẫn đến đất có mùi chua, gây ra hiện tượng nóng rễ và cản trở hấp thụ dưỡng chất của hoa hồng leo.
Cách xử lý: Nên kiểm tra đất Đất Trồng Hoa Hồng Leo thường xuyên, mức độ thoát nước trong đất có tốt không, cân bằng độ pH trong đất. Cũng như có thể đất mới hoặc bổ sung thêm các chất như mùn hữu cơ hoặc Trichoderma và cải tạo lại đất.
Nên chọn đúng loại đất trồng cây cho hoa hồng leo vì đây là yếu tố quan trọng để giúp hoa hồng leo phát triển khỏe mạnh và ra hoa đều đặn và cũng cần sàng lọc đất thật kỹ càng và sạch sẽ trước khi trồng cho hoa hồng leo.
Các bạn nên lựa chọn các cửa hàng bán cây cảnh hoặc siêu thị làm vượn mua đất trồng để có thể đảm bảo được chất lượng của đất cũng như có thể trực tiếp kiểm tra đất trước khi mua. Còn khi các bạn lựa chọn mua qua các cửa hàng online tuy có thể tiết kiệm được thời gian nhưng đổi lại không thể kiểm tra được chất lượng của đất và dễ mua phải hàng kém chất lượng.
Khi mua đất trồng hoa hồng leo nên lựa chọn các cửa hàng lớn có thương hiệu rõ ràng để tránh mua phải đất kém chất lượng. Ưu tiên mua từ các nhà vườn trồng hoa lâu năm, vì những nhà vườn chuyên canh thường tự phối trộn đất theo kinh nghiệm thực tế, đảm bảo hiệu quả.
Gợi ý nhanh: Nếu bạn là người mới trồng hoặc trồng trên ban công, nên chọn đất trộn sẵn từ các thương hiệu lớn.
Nếu trồng số lượng lớn ngoài vườn, có thể mua đất nguyên liệu về tự trộn theo công thức.
Trồng hoa hồng leo ở thành phố không khó, nhưng để cây ra hoa đều, ít sâu bệnh và sống khỏe trong điều kiện nắng nóng, ô nhiễm và diện tích hạn chế thì bạn nên áp dụng một số mẹo nhỏ sau:
Nên chọn vị trí có ánh nắng mặt trời 5-6 tiếng mỗi ngày, bởi vì hoa hồng leo cần ánh sáng để quang hợp cho quá trình bung nụ và giữ màu hoa tươi. Ưu tiên các loại đất trộn sẵn và phải phù hợp với hoa hồng leo.
Hoa hồng leo là loại hoa có bộ rễ phát triển rất tốt nên cần rất nhiều đất, để rễ cây có thể phát triển tốt và khoẻ mạnh. Hạn chế tưới nước lúc trời nắng gắt để tránh bị sốc nhiệt, thối rễ. Nếu có thể dùng bình phun sương để làm mát cho lá để giảm nguy cơ nấm lá và rệp.
Đối với trồng hoa hồng leo trong chậu, đặc biệt là chậu nhỏ thì nên thay chậu và bổ sung đất cho cây sau 6 tháng. Kết hợp cắt tỉa cành để loại bỏ cành khô và lá già, giúp cây tập trung phát triển cho lá non và nuôi nụ.
Thường xuyên bổ sung thêm dinh dưỡng cho hoa hồng leo nhằm giúp cây phục hồi nhanh mỗi khi hoa tàn.
Cân nhắc: Trong môi trường đô thị, điều quan trọng nhất là nắng – đất – nước – không khí phải được điều phối hợp lý. Chỉ cần chăm đúng cách, hoa hồng leo sẽ ra hoa quanh năm, làm đẹp cả không gian sống của bạn.
Liên hệ Greenhome để được tư vấn!