Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!
Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng!
Bạn đang tìm kiếm “cách chăm sóc hoa hồng trong chậu” đúng kỹ thuật mà không biết tham khảo ở đâu? Thì bài viết này của Green Home sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích, để bạn có thể chăm sóc hoa hồng một cách dễ dàng và hiệu quả nhất.
Hoa hồng có rất nhiều loại: hồng bụi, hồng leo, hồng thân gỗ, hồng cổ, hồng ngoại…
Chúng có thể ra hoa quanh năm nếu được bạn chăm sóc tốt.
Ngoài ra, điều kiện sống của hoa hồng cũng không đòi hỏi quá phức tạp, chỉ cần đủ nắng, nước và chất dinh dưỡng để cây có điều kiện phát triển.
Vậy nên việc trồng hoa hồng trong chậu không khó, nếu bạn nắm được những yếu tố sau: Chọn cây giống, chọn đất trồng, có cách chăm sóc phù hợp, xử lý được sâu bệnh.
Để có được những chậu hoa hồng phù hợp với sở thích và không gian sống của bạn.
Đầu tiên, bạn phải chọn được “cây giống” có chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện thời tiết nơi bạn sống và nắm được các bước chăm sóc hoa hồng trong chậu cơ bản nhất.
Hoa hồng trong chậu phù hợp nhất với các loại đất giàu dinh dưỡng, có độ phì nhiêu cao, dễ thoát nước.
Đặc biệt, đất trồng hoa hồng cần được làm sạch sẽ, không chứa mầm bệnh.
Ví dụ một số loại đất hoa hồng ưa thích như: đất mùn, đất phù sa, đất thịt, đất pha cát…
Đối với việc trồng hoa hồng trong chậu, việc trộn đất vô cùng quan trọng.
Vì nếu bạn chỉ dùng đất nguyên bản, không qua xử lý sẽ dẫn đến tình trạng đất thiếu dinh dưỡng.
Khi đó, cây hoa hồng sẽ không đủ điều kiện phát triển tốt, giảm khả năng ra hoa, dễ gặp tình trạng sâu bệnh.
Đối với hoa hồng, bộ rễ của chúng không chịu được nền đất quá cứng và bí. Chúng cần môi trường đất thông thoáng, tơi xốp để giúp chúng lan rộng.
Hoa hồng không ưa úng nước, nên phải trộn trấu hoặc xơ dừa vào đất để giúp thoát nước nhanh hơn.
Tham khảo công thức trộn đất cho hoa hồng trong chậu: 40% đất sạch + 30% xơ dừa + 20% phân trùn quế + 10% trấu hun.
Khuyết điểm khi chúng ta trồng hoa hồng trong chậu: Lượng đất ít, không gian phát triển bị giới hạn, đất thiếu dinh dưỡng.
Vì vậy việc bổ sung phân bón rất quan trọng, điều này sẽ giúp cho cây có đủ điều kiện phát triển tốt hơn.
Tần suất: dùng 7 – 10 ngày/lần, trộn vào gốc hoặc pha tưới (nếu dạng lỏng).
Phân vô cơ (hóa học) – bổ sung nhanh, đúng giai đoạn:
Lưu ý: pha loãng theo hướng dẫn, tưới vào sáng mát, không tưới lúc nắng gắt.
Phân bón lá – bổ trợ hấp thu nhanh qua lá:
Mẹo chọn phân cho hoa hồng trồng chậu:
Lưu ý: không nên bón quá nhiều phân quá liều lượng, tránh gây ra các tình trạng: xót rễ, cháy rễ, cháy lá…
Khi trồng hoa hồng, chắc chắn các bạn sẽ phải gặp những tình trạng: bệnh đốm đen, bệnh phấn trắng, rệp, bọ trĩ, nhện đỏ…
chúng ta phải biết cách xử lý dứt điểm các loại bệnh, để giúp cây hoa hồng có thể phát triển tốt.
Bạn có thể tham khảo một số cách xử lý sâu bệnh khi hoa hồng gặp phải:
1/ Chọn Chậu Trồng Hoa Hồng Đúng.
Kích thước.
Bắt buộc phải có đường kính 30–50cm, có độ sâu ít nhất từ 30cm trở lên.
Giúp rễ có không gian phát triển thoải mái, chứa được lượng nước cần thiết để giữ ẩm cho rễ.
Có lỗ thoát nước.
Chậu phải có ít nhất 2 – 4 lỗ thoát nước để tránh trường hợp rễ bị thối và úng.
Chất liệu của chậu trồng hoa hồng.
Tùy vào nhu cầu của người trồng, nếu tiết kiệm chi phí thì dùng chậu nhựa (nhẹ, chi phí thấp, dễ dàng di chuyển).
Nếu muốn không gian trồng hoa hồng có tính thẩm mỹ cao, chúng ta có thể lựa chọn chậu đất nung hoặc chậu composite.
Một số lưu ý khi chọn kiểu dáng chậu để trồng hoa hồng cho phù hợp:
Mẹo nhỏ:
Có thể kê viên gạch hoặc chân chậu bên dưới để tăng thoát nước.
Chọn màu sáng – trung tính để giảm hấp thụ nhiệt cho cây.
2/ Phải Bón Lót Phân Vào Mùa Xuân Cho Hoa Hồng Trong Chậu.
Khi bạn có bón lót phân vào mùa xuân sẽ có những lợi ích sau:
Lưu ý: tưới nước vào rễ chứ không phải tưới lên lá. Giữ đất ẩm chứ không úng nước.
3/ Phải Tưới Nước Vào Rễ Hoa Hồng.
Hoa hồng trong chậu cần nhiều nước hơn trồng ngoài đất, vậy nên nếu bạn chỉ tưới qua loa phía trên bề mặt lá thì sẽ không đảm bảo đủ lượng nước cho cây, dẫn đến tình trạng rễ sẽ không hút đủ nước để nuôi cây. Kèm thêm việc lá cây sẽ bị cháy, gốc bị khô.
Lưu ý: hoa hồng trồng trong chậu ưa ẩm, chứ không ưa úng nước, vì vậy phải tưới đủ lượng nước cây cần chứ không nên tưới dư.
4/ Cắt Tỉa Cây Trước Khi Ra Hoa.
Trong quá trình chăm sóc hoa hồng trong chậu, việc cắt tỉa lá cho cây là vô cùng quan trọng.
Việc bạn cắt tỉa lá đúng thời điểm sẽ giúp cây ra hoa dễ dàng hơn.
Cắt bỏ lá già, vàng úa giúp cây tập trung nuôi chồi non, hoa mới và những phần quan trọng (rễ, thân).
Vậy khi nào nên cắt tỉa lá hoa hoa hồng trồng chậu?
5/ Đặt Hoa Hồng Trong Chậu Ở Nơi Nhiều Ánh Nắng.
Bạn phải bảo đảm đặt chậu ở nơi có ít nhất 6 giờ nắng trực tiếp mỗi ngày, việc này sẽ giúp hoa nở có màu đậm đẹp và giúp cho quá trình quang hợp của cây diễn ra một cách tốt nhất.
Liên hệ ngay Greenhome để được tư vấn miễn phí